Điều Luật 21 – Các thể thức đấu gậy và đối kháng cá nhân khác

Điều Luật 21 quy định bốn thể thức chơi cá nhân, bao gồm ba thể thức đấu gậy mà cách tính điểm khác với đấu gậy thông thường: Stableford (tính theo điểm nhận được ở từng hố); Số gậy tối đa (kết quả mỗi hố không vượt quá một con số tối đa) và Par/Bogey (tính kết quả của từng hố theo kiểu đối kháng).

21.1 Thể thức Stableford

  1. Tổng quan về thể thức Stableford

Stableford là thể thức đấu gậy mà:

  • Điểm số của người chơi hoặc phe ở mỗi hố được tính bằng điểm nhận được khi so sánh số gậy (gồm các cú đánh và gậy phạt) ở hố đó của người chơi và phe đó với một số gậy mục tiêu cố định được quy định bởi Ban tổ chức, và
  • Người chơi hoặc phe thắng giải là người chơi hoặc phe kết thúc tất cả các vòng đấu với tổng điểm cao nhất.

Các luật thông thường cho đấu gậy ở Điều Luật 1 đến 20 được áp dụng, với các điều chỉnh ở luật này. Điều Luật 21.1 dành cho:

  • Giải đấu không tính điểm chấp, nhưng có thể được điều chỉnh cho giải đấu có tính điểm chấp, và
  • Đấu cá nhân, nhưng có thể được điều chỉnh cho các giải đấu liên quan đến đồng đội, như quy định ở Điều Luật 22 (Foursomes) và 23 (Four-Ball, và cho thi đấu theo đội, như quy định ở Điều Luật 24.
  1. Tính điểm ở thể thức Stableford

(1) Điểm được tính như thế nào. Điểm được tính cho người chơi ở mỗi hố bằng cách so sánh số gậy của người chơi với số gây mục tiêu cố định của hổ đó, thường là par trừ khi Ban tổ chức quy định một điểm số cố định khác:

số gậy của hố

Người chơi không kết thúc hố theo luật với bất kỳ lý do nào sẽ được 0 điểm cho hố đó.

Để tăng tốc độ chơi, người chơi được khuyến khích dừng chơi một hố khi kết quả của họ ở hố đó sẽ là 0 điểm.

Hố được hoàn thành khi người chơi kết thúc hố đó, chọn không kết thúc hố đó hoặc khi kết quả của họ ở hố đó sẽ mang về 0 điểm.

(2) Cách ghi điểm cho mỗi hố. Để thỏa yêu cầu của Điều Luật 3.3b về việc ghi điểm các hố trên bảng điểm:

  • Nếu hố được hoàn thành bằng cách đánh vào hố:
    • Khi kết quả sẽ mang về điểm số cho người chơi. Phải ghi số gậy thực tế lên bảng điểm.
    • Khi kết quả sẽ mang về 0 điểm cho người chơi. Không ghi số gậy hoặc ghi số gậy sẽ mang về 0 điểm lên bảng điểm.
  • Nếu hố được hoàn thành mà không đánh vào hố. Nếu người chơi không kết thúc hố theo luật thì không ghi số gậy hoặc ghi số gậy sẽ mang về 0
    điểm lên bảng điểm.

Ban tổ chức có trách nhiệm tính số điểm mà người chơi nhận được ở mỗi hố, và ở giải đấu có tính điểm chấp, áp dụng số gậy chấp vào kết quả ở mỗi hố trước khi tính điểm.

Ghi điếm ở thế thức Stableford không tính điếm chấp

Hình 21.1: Ghi điếm ở thế thức Stableford không tính điếm chấp

  1. Chế tài xử phạt ở thể thức Stableford

(1) Hình phạt không phải truất quyền thi đấu. Tất cả các gậy phạt được cộng vào kết quả của người chơi ở hố xảy ra vi phạm, tuy nhiên có ba ngoại lệ:

Ngoại lệ 1 – Có nhiều hơn, dùng chung, thêm hoặc thay thế gậy: Nếu người chơi vi phạm Điều Luật 4.1b (Giới hạn 14 gậy; Dùng chung, Thêm hoặc Thay thế gậy trong vòng đấu), Ban tổ chức sẽ trừ hai điểm (nếu chỉ vi phạm ở một hố) hoặc bốn điểm (nếu vi phạm ở hai hoặc nhiều hố hơn) theo Điều Luật 4.1b từ tổng điểm vòng đấu của người chơi.

Ngoại lệ 2 – Giờ xuất phát: Nếu người chơi vi phạm Điều Luật 5.3a theo đó (1) đến. trễ trong vòng năm phút so với thời gian quy định hoặc (2) xuất phát sớm trong vòng năm phút so với thời gian quy định (xem Thông báo phạt, Ngoại lệ 1& 2, Điều Luật 5.3), Ban tổ chức sẽ trừ hai điểm từ tổng điểm vòng đấu của người chơi.

Ngoại lệ 3 – Trì hoãn một cách vô lý: Nếu người chơi vi phạm Điều Luật 5.6a, Ban tổ chức sẽ trừ một điểm cho vi phạm đầu tiên và thêm hai điểm cho vi phạm thứ hai từ tổng điểm vòng đấu của người chơi. (Đối với vi phạm thứ 3 của Điều Luật 5.6a, xem Điều Luật 21.1c(2)).

Với mỗi ngoại lệ, người chơi phải thông báo lỗi vi phạm cho Ban tổ chức trước khi nộp bảng điểm để Ban tổ chức áp dụng hình phạt Nếu không làm thế, người chơi sẽ bị truất quyền thi đấu.

(2) Hình phạt truất quyền thi đấu. Người chơi vi phạm một trong bốn luật sau không bị truất quyền thi đấu nhưng sẽ được 0 điểm ở hố xảy ra vi phạm:

  • Không kết thúc hố theo Điều Luật 3.3,
  • Không sửa lỗi đánh bóng bên ngoài khu vực phát bóng khi bắt đầu hố (Điều Luật 6.1b(2)),
  • Không sửa lỗi đánh bóng sai (Điều Luật 6.3c), hoặc
  • Không sửa lỗi đánh bóng sai vị trí khi có vi phạm nghiêm trọng (Điều Luật 14.7b).

Nếu người chơi vi phạm bất kỳ luật nào khác với hình phạt truất quyền thi đấu, người chơi sẽ bị truất quyền thi đấu.

  1. Ngoại lệ của điều luật 11.2 ở thể thức Stableford

Điều Luật 11.2 không được áp dụng trong tình huống sau:

Nếu bóng đang chuyển động của người chơi cần phải vào hố để được một điểm ở hố đó nhưng bị cố tình làm chệch hướng hoặc dừng lại bởi bất kỳ người nào ở thời điểm mà không có lý do hợp lý để bóng có thể vào hố, người kia sẽ không phạm luật và người chơi sẽ được không điểm ở hố đó.

  1. Khi nào vòng đấu của thể thức Stableford kết thúc

Vòng đấu của người chơi kết thúc khi người chơi:

  • Kết thúc hố cuối cùng (kể cả việc sửa lỗi, như theo Điều Luật 6.1 hoặc 14.7%), hoặc
  • Chọn không kết thúc hố cuối cùng hoặc đã không thể có nhiều hơn 0 điểm hố đó.

21.2 Thế thức số gậy tối đa

  1. Tổng quan về thể thức số gậy tối đa

Số gậy tối đa là thể thức đấu gậy mà điểm số ở mỗi hố của người chơi hoặc phe được giới hạn bởi một số gậy tối đa do Ban tổ chức quy định, như là hai lần par, một số cố định hoặc net double bogey.

Các luật thông thường cho đấu gậy ở Điều Luật 1 đến 20 được áp dụng, với các điều chinh ở luật này. Điều Luật 21.2 dành cho:

  • Giải đấu không tính điểm chấp, nhưng có thể được điều chỉnh cho các giải đấu có tính điểm chấp, và
  • Đấu cá nhân, nhưng có thể được điều chỉnh cho các giải đấu liên quan đến đông đội, như quy định ở Điều Luật 22 (Foursomes) và 23 (Four-Ball), và cho thi đấu theo đội, như quy định ở Điều Luật 24.
  1. Tính điểm ở thể thức số gậy tối đa

(1) Kết quả hồ của người chơi. Kết quả của người chơi ở một hố là số gậy của người chơi (gồm các cú đánh và gậy phạt) ở hố đó, tuy nhiên người chơi sẽ chỉ nhận số gậy tối đa cho dù nếu số gậy thực tế nhiều hơn số gậy tối đa.

Người chơi không kết thúc hố theo luật vì bất kỳ lý do nào sẽ được tính số gậy tối đa ở hố đó.

Để tăng tốc độ chơi, người chơi được khuyến khích dừng chơi một hố khi số gậy ở hố đó đạt tới số gậy tối đa.

Hố được hoàn thành khi người chơi kết thúc hố đó, chọn không kết thúc hố đó hoặc số gậy của họ ở hố đó đã đạt tới số gậy tối đa.

(2) Cách ghi điểm cho mỗi hố. Để thỏa yêu cầu của Điều Luật 3.3b về việc ghi điểm các hổ trên bảng điểm:

  • Nếu hố được hoàn thành bằng cách đánh vào hố:
    • Khi số gậy ít hơn số gậy tối đa. Phải ghi số gậy thực tế lên bảng điểm.
    • Khi số gây lớn hơn hoặc bằng số gậy tối đa. Không ghi số gậy hoặc ghi số gậy lớn hơn hoặc bằng số gậy tối đa lên bảng điểm.
  • Nếu hố được hoàn thành mà không đánh vào hố. Nếu người chơi không kết thúc hố theo luật thì không ghi số gậy hoặc ghi số gậy lớn hơn hoặc bằng số gậy tối đa lên bảng điểm.

Ban tổ chức có trách nhiệm điều chỉnh số gậy của người chơi về số gậy tối đa đối với bất kỳ hố nào không có kết quả hoặc có kết quả lớn hơn số gậy tối đa trên bảng điểm, và ở giải đấu có tính điểm chấp, áp dụng số gậy chấp vào kết quả của mỗi hố.

  1. Chế tài xử phạt ở thể thức số gậy tối đa

Tất cả các hình phạt trong đấu gậy đều được áp dụng trong thể thức Số gây tối đa, trừ trường hợp người chơi vi phạm một trong bốn luật sau sẽ không bị truất quyền thi đấu nhưng sẽ nhận số gậy tối đa ở hố xảy ra vi phạm:

  • Không kết thúc hố theo Điều Luật 3.3c,
  • Không sửa lỗi đánh bóng bên ngoài khu vực phát bóng khi bắt đầu hố (Điều Luật 6.16(2)),
  • Không sửa lỗi đánh bóng sai (Điều Luật 6.3c), hoặc
  • Không sửa lỗi đánh bóng sai vị trí khi có vi phạm nghiêm trọng (Điều Luật 14.7b).

Nếu người chơi vi phạm bất kỳ luật nào khác với hình phạt truất quyền thi đấu, người chơi sẽ bị truất quyền thi đấu.

Sau khi cộng gậy phạt, số gậy ở mỗi hố của người chơi không thể vượt quá số gậy tối đa được quy định bởi Ban tổ chức.

  1. Ngoại lệ của Điều Luật 11.2 ở thể thức Số gậy tối đa

Điều Luật 11.2 không được áp dụng trong tình huống sau:

Nếu bóng đang chuyển động của người chơi phải vào hố để được ít hơn một gậy so với số gậy tối đa nhưng bị cố tình làm chệch hướng hoặc bị dừng lại bởi bất kỳ người nào ở thời điểm mà không có lý do hợp lý để bóng có thể vào hố, người kia sẽ không phạm luật và người chơi sẽ được số gậy tối đa ở hố đó.

  1. Khi nào vòng đấu của thể thức Số gậy tối đa kết thúc

Vòng đấu của người chơi kết thúc khi người chơi:

  • Kết thúc hố cuối cùng (kể cả việc sửa lỗi, như theo Điều Luật 6.1 hoặc 14.7b), hoặc
  • Chọn không kết thúc hố cuối cùng hoặc đã đạt số gậy tối đa ở hố đó.

21.3 Thể thức Par/Bogey

  1. Tổng quan về thể thức Par/Bogey

Par/Bogey là thể thức đấu gậy sử dụng cách tính điểm giống như trong thế thức đấu đối kháng mà:

  • Người chơi hoặc phe sẽ thắng hoặc thua hố khi hoàn thành hố đó với ít gậy hơn hoặc nhiều gậy hơn một số gậy mục tiêu cố định được quy định bởi Ban tổ chức cho hố đó, và
  • Người chơi hoặc phe thắng giải là người hoặc phe có tổng số hố thắng so với hố thua cao nhất (tổng số hố thắng trừ tổng số hồ thua).

Các luật thông thường cho đầu gậy ở Điều Luật 1 đến 20 áp dụng, với các điều chỉnh ở luật này. Điều Luật 21.3 dành cho:

  • Giải đấu không tính điểm chấp, nhưng có thể được điều chỉnh cho các giải đấu có tính điểm chấp, và
  • Đấu cá nhân, nhưng có thể được điều chỉnh cho các giải đấu liên quan đến đông đội, như quy định ở Điều Luật 22 (Foursomes) và 23 (Four-Bal), và cho thi đấu theo đội, như quy định ở Điều Luật 24.
  1. Tính điểm ở thể thức Par/Bogey

(1) Thắng hoặc thua hổ thế nào. Cách tính điểm được thực hiện giống như trong đấu đối kháng, với hố thắng hoặc thua được xác định bằng cách so sánh số gậy của người chơi (gồm các cú đánh và gậy phạt) với một số gậy mục tiêu cố định (thường là par hoặc bogey) được quy định bởi Ban tổ chức.

  • Nếu số gậy của người chơi thấp hơn số gậy mục tiêu, người chơi thẳng hố.
  • Nếu số gậy của người chơi bằng với số gậy mục tiêu, người chơi hòa hố.
  • Nếu số gậy của người chơi cao hơn số gậy mục tiêu, hoặc không ghi số gậy, người chơi thua hố.

Người chơi không kết thúc hố theo luật với bất kỳ lý do nào sẽ thua hố đó.

Để tăng tốc độ chơi, người chơi được khuyến khích dừng chơi một hố khi số gậy của họ đó nhiều hơn số gây mục tiêu (vì đã thua hố).

Hố được hoàn thành khi người chơi kết thúc hố đó, chọn không kết thúc hố đó hoặc số gậy của họ ở hố đó cao hơn số gây mục tiêu.

(2) Cách ghi điểm cho môi hố. Để thỏa mãn yêu cầu của Điều Luật 3.3b về việc ghi điểm các hố trên bảng điểm.

  • Nếu hố được hoàn thành bằng cách đánh vào hố.
    • Khi kết quả là thắng hoặc hòa hố. Phải ghi số gậy thực tế lên bảng điểm.
    • Khi kết quả là thua hố. Không ghi số gậy hoặc chỉ số gậy sẽ làm thua hố lên bảng điểm.
  • Nếu hố được hoàn thành mà không đánh vào hố. Nếu người chơi không
    kết thúc hố theo luật thì không ghi sổ gây hoặc ghi số gậy sẽ làm thua hố lên bảng điểm.

Ban tổ chức có trách nhiệm xác định nếu người chơi thắng, thua hoặc hòa ở mỗi hố, và ở giải đấu có tính điểm chấp, áp dụng số gậy chấp ở môi hố trước khi tỉnh kết quả của hố đó.

Ngoại lệ – Không bị phạt nếu không ảnh hưởng đến kết quả hố: Nếu người chơi nộp bảng điểm có điểm của một hố thấp hơn điểm thực tế nhưng không ảnh hưởng đến việc thắng, thua hoặc hòa của hố đó, sẽ không bị phạt theo Điều Luật 3.3b.

  1. Chế tài xử phạt ở thể thức Par/Bogey

(1) Hình phạt không phải truất quyền thi đấu. Tất cả các gậy phạt được cộng vào kết quả của người chơi ở hố xảy ra vi phạm, tuy nhiên có ba ngoại lệ:

Ngoại lệ 1- Có nhiều hơn, dùng chung thêm hoặc thay thế gậy: Nếu người chơi vi phạm Điều Luật 4.1b (Giới hạn 14 gậy; Dùng chung, Thêm hoặc thay thế gậy), Ban tổ chức sẽ trừ một hố (nếu chỉ vi phạm ở một hố) hoặc hai hố (nếu vi phạm ở hai hoặc nhiều hố hơn) theo Điều Luật 4.1b từ tổng số hố thắng thua của người chơi.

Ngoại lệ 2 – Giờ xuất phát: Nếu người chơi vi phạm Điều Luật 5.3a theo đó (1) đến trễ trong vòng năm phút so với thời gian quy định hoặc (2) xuất phát sớm trong vòng năm phút so với thời gian quy định (xem Thông báo phạt, Ngoại lệ 1& 2, Điều Luật 5.3), Ban tổ chức sẽ trừ một hố từ tổng số hố thắng thua của người chơi.

Ngoại lệ 3 – Trì hoãn một cách vô lý: Nếu người chơi vi phạm Điều Luật 5.6a:

  • Vi phạm lần đầu người chơi nhận một gậy phạt ở hố xảy ra vi phạm.
  • Vi phạm lần hai: Ban tổ chức sẽ trừ một hố từ tổng số hố thắng thua của người chơi.
  • Đối với vi phạm thứ ba của Điều Luật 5.6a, xem Điều Luật 21.3c(2).

Với mỗi ngoại lệ, người chơi phải báo lỗi vi phạm cho Ban tổ chức trước khi nộp bảng điểm để Ban tổ chức áp dụng hình phạt. Nếu không làm thế, người chơi sẽ bị truất quyền thi đấu.

(2) Chế tài xử phạt truất quyền thi đấu. Người chơi vi phạm một trong bốn điều luật sau không bị truất quyền thi đấu nhưng sẽ thua hố xảy ra vi phạm:

  • Không kết thúc hố theo Điều Luật 3.3c,
  • Không sửa lỗi đánh bóng bên ngoài khu vực phát bóng khi bắt đầu hố (Điều Luật 6.1b(2)),
  • Không sửa lỗi đánh bóng sai (Điều Luật 6.3c), hoặc
  • Không sửa lỗi đánh bóng sai vị trí khi có vi phạm nghiêm trọng (Điều Luật 14.7b).

Nếu người chơi vi phạm bất kỳ luật nào khác với hình phạt truất quyền thi đấu, người chơi sẽ bị truất quyền thi đấu.

  1. Ngoại lệ của Điều Luật 11.2 ở thể thức Par/Bogey

Điều Luật 11.2 không được áp dụng trong tình huống sau:

Nếu bóng đang chuyển động của người chơi phải vào hố để hòa hố nhưng bị cố tình làm chệch hướng hoặc bị dừng lại bởi bất kỳ người nào ở thời điểm mà không có lý do hợp lý để bóng có thể vào hố, người kia sẽ không phạm luật và người chơi sẽ thua hố đó.

  1. Khi nào vòng đấu của thể thức Par/Bogey kết thúc

Vòng đấu của người chơi kết thúc khi người chơi:

  • Kết thúc hố cuối cùng (kể cả việc sửa lỗi, như theo Điều Luật 6.1 hoặc 14.7b), hoặc
  • Chọn không kết thúc hố cuối cùng hoặc đã thua hố đó.

21.4 Thể thức đấu đối kháng ba người

  1. Tổng quan về thể thức đấu đối kháng ba người

Đối kháng ba người là thế thức đấu đối kháng mà:

  • Mỗi người trong ba người chơi sẽ thi đấu hai trận đấu đối kháng cá nhân cùng lúc với hai người chơi còn lại, và
  • Mỗi người chơi đánh một bóng và sử dụng kết quả của bóng đó cho cả hai trận đấu.

Các luật thông thường cho đấu đối kháng ở Điều Luật 1 đến 20 được áp dụng cho cả ba trận đấu đối kháng cá nhân, trừ hai tình huống sau sẽ phải điều chỉnh bằng điều luật này do có sự mâu thuẫn trong việc áp dụng các luật thông thường cho hai trận đấu diễn ra cùng lúc.

  1. Đánh sai lượt

Nếu người chơi đánh sai lượt trong bất kỳ trận nào, đối thủ đúng ra nên đánh trước có thể hủy cú đánh đó theo Điều Luật 6.4a(2).

Nếu người chơi đánh sai lượt trong cả hai trận, mỗi đối thủ có thể chọn hủy cú đánh trận đấu với họ hoặc không.

Nếu cú đánh của người chơi chỉ bị hủy trong một trận:

  • Người chơi phải tiếp tục đánh bóng gốc ở trận còn lại.
  • Có nghĩa là người chơi phải đánh hai bóng khác nhau ở hố đó cho đến khi kết thúc hố.
  1. Bóng hoặc vật đánh dấu bóng bị nhấc hoặc di chuyển bởi một đối thủ

Nếu một đối thủ nhận một gậy phạt do nhấc bóng hoặc vật đánh dấu bóng hoặc làm bóng hoặc vật đánh dấu bóng của người chơi di chuyển theo Điều Luật 9.5b hoặc 9.7b, chế tài xử phạt đó chỉ áp dụng trong trận đấu với người chơi đó.

Đối thủ đó không bị phạt trong trận đấu của họ với người chơi còn lại.

21.5 Các thể thức chơi khác

Mặc dù một số thể thức chơi đã được quy định cụ thể theo Điều Luật 3, 21, 22 và 23, vẫn còn nhiều thể thức chơi khác của môn golf như là scrambles hoặc greensomes.

Điều Luật có thể được điều chỉnh để quy định cách chơi ở các thể thức này./.